Đất sét "đa chủng tộc"

Ban đầu, khi mới tập chơi, Minh Thành (năm thứ 2, Trường ĐH Kiến trúc) cất công ra tận làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) để tìm hiểu kỹ thuật của các nghệ nhân làm gốm. Về thành phố, Thành cất công đi đào đất sét tận Bình Dương mang về nhào nặn. Tuy giá thành đất sét nội rẻ nhưng "đồ nghề" để chơi như: lò sấy, vật liệu tạo khung, dụng cụđồ chơi đất nặncắt tỉa, sơn màu… khá cồng kềnh. Một bộ đồ nghề để chơi đất sét rẻ nhất cũng có giá bốn trăm nghìn đồng.

Khác với Thành, nhiều tay chơi đất sét rất chuộng hàng ngoại. Đất sét ngoại có đặc tính rất dẻo, màu sắc đa dạng. Sau khi nhào nặn xong, khoảng 24 tiếng đồng hồ sẽ cứng như nhựa. Giá của đất sét ngoại (của Hàn Quốc hoặc Thái Lan) khoảng 600 - 800 ngàn đồng/ký. Nguyên liệu của Hàn, Thái có thể tìm thấy ở khá nhiều cửa hàng trên khắp thành phố như: Hoa Hướng Dương (đường Lý Chính Thắng, quận 3), chợ Lớn (quận 5), Kim Biên (quận 6)…

"Làm mưa, làm gió" trên thị trường đất sét thời gian qua phải kể đến hàng của Nhật Bản. Đất sét Nhật Bản cũng có nhiều loại: đất sét đất, đất sét làm từ nhựa cây và bột năng, đất sét đá thạch… Ở TP.HCM chưa có đại lý nào bán các loại đất sét này. Dân chơi phải đặt hàng hoặc nhờ bạn bè, người thân xách tay từ Nhật Bản về rồi phân phối lại với giá gần 1,5 triệu đồng/ký. Loại đất này nhẹ, xốp và nhất là khi nặn đem phơi khô không bị đổi màu.

Công phuđồ chơi đất nặnvới đất sét nội

Hiện nay dân chơi đất sét ở TP.HCM có hai trường phái: chơi đất sét nung (đất sét nội) và đất sét hóa học (đất sét ngoại). Chơi đất sét nung công phu hơn cả. Hoàng Kha (Trường ĐH Mỹ thuật) cho biết, để tạo nên một bức tượng đất nung đẹp thì phải có "đồ nghề"đồ chơi đất nặnxịn. Có những chi tiết nhỏ và công phu, cần phải viện đến sự trợ giúp của dụng cụ ngành điêu khắc, nha khoa.

Để tạo ra một sản phẩm nung, các tay chơi phải tỉ mỉ dùng kìm tạo một cái khung sườn kẽm chắc chắn. Sau đó, bọc một lớp giấy bạc lên sườn, quấn thêm một lớp dây kẽm lên giấy bạc tạo chỗ bám cho đất sét. Xong phần khung, các tay chơi sẽ đắp đất sét để tạo dáng cho sản phẩm. Các bạn phủ một lớp tupernoid xóa những chỗ thô ráp bề mặt, một sản phẩm cơ bản đã được hình thành. Nhưng chưa hết, sản phẩm còn phải được mang đi nung ở 130oC trong vòng 15 phút. Trong quá trình nung sản phẩm, ngán nhất là thời tiết nóng bức làm khô đất sét. Việc canh thời gian và nhiệt độ cũng cần thiết nếu không muốn sản phẩm biến thành gạch.

Sản phẩm vừa được ra lò, cần phải bôi ngay thêm một lớp tupernoid và lên màu để hoàn tất. Để sơn màu được tốt, dân chơi phải mua chai sơn không màu phun toàn bộ bề mặt sản phẩm. Đất sét sẽ không hút màu nữa, tha hồ tô vẽ theo ý.

Tạo khung cho sản phẩm

Khéo léo với đất sét ngoại

Không nhiều công đoạn như đất sétđồ chơi đất nặnnung (đất sét nội), những tay chơi đất sét hóa học (đất sét ngoại) coi sự khéo léo của đôi tay là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Cái khó của những tay chơi đất sét hóa học là làm sao truyền được cái "hồn" của mình vào sản phẩm. Những bạn chơi đất sét ngoại theo kiểu Thái  đất nặn nhật bản  thì quan niệm, đẹp là tự nhiên. Bởi vậy, các bạn thích ngắm nghía những sản phẩm tạo ra lần thứ nhất, không qua trau chuốt. Còn các tay chơi theo phong cách Nhật thích sự tinh xảo, trau chuốt kỹ lưỡng.

Đất sét xách tay từ Nhật Bản vềđồ chơi đất nặnchủ yếu là màu trắng. Các tay chơi thường phải dùng màu nước hiệu Shacura trộn với đất màu trắng tạo nên nhiều màu khác nhau. Khó nhất là làm búp bê, người, hay con thú. Vì khi thực hiện những dạng mẫu này, người làm phải thể hiện được cảm xúc: vui, buồn, giận... Lên sản phẩm. Thanh Tâm một "sư phụ" trong giới chơi đất sét, cho hay: "Dù không nhiều công đoạn nung như đất sét nội nhưng với các sản phẩm nhỏ như móc khóa điệnđồ chơi đất nặnthoại, bánh, trái táo… người thực hiện đã mất vài giờ. Còn những sản phẩm lớn hơn, phải mất nửa ngày".

Nặn đất sét… ra tiền

Cô bạn Thiên Thanh theo học một khóa nghệ thuật tạo hình ngắn hạn ở Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM rồi mua đất sét về luyện. Trong một lần sinh nhật, Thanh tặng bạn một cặp gấu trúc xinh xắn do mình tự làm. Hai năm sau gặp lại, người bạn đó vẫn nhớ và cảm ơn vì món quà hai năm trước. Thanh giật mình, lóe ra sáng kiến: "Tại sao mình không mở shop?".

Chọn hình thức online, Thanh lập web mang tên OMI Clay để chào hàng sản phẩm đất sét kiểu Nhật Bản của mình. Mỗi ngày, Thanh nhận không dưới 10 cuộc điện thoại đặt hàng. Tùy theo kích thước lớn nhỏ và độ tinh xảo, mỗi sản phẩm có giá từ 30 - 100 ngàn đồng. Trung bình mỗi tháng, cô nàng bỏ túi vài triệu đồng.

Thanh đang hoàn thành sản phẩm

Không dừng lại ở đó, Thanh cũng đang thương thảo để ký kết nhiều hợp đồng lớn với các quán cà phê, trường đại học… làm quà tặng. Thanh dự tính: "Nếu thị trường phát triển mạnh, mình sẽ làm đại lý nhập khẩuđồ chơi đất nặnđất sét Nhật về phân phối cho thị trường TP.HCM".Ban đầu, hai bạn Nguyệt Hằng (năm thứ 2, Trường ĐH RMIT) và Lam Quyên (năm thứ 2, Trường ĐH Ngoại thương) chỉ nhờ các bạn du học ở Nhật mua đất sét về để chơi. Sau khi post ảnh sản phẩm lên blog, các blogger khác vào xem thấy đẹp rồi đặt hàng Hằng - Quyên làm luôn. "Hai năm nay, tụi mình nhận được nhiều đơn đặt hàng gần xa. Với những khách hàng trong thành phố, tụi mình có thể giao hàng tận nơi. Còn khách hàng xa, phải chuyển hàng qua đường bưu điện" - Quyên cho biết

Nguyễn Quang

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ Chơi trẻ em | Do choi tre em © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top