Triều cường lên cao nhất trong 61 năm qua

 

 dung cu ao thuat bai  Các khu vực bị ngập sâu thuộc địa bàn các quận 2, 9, 11, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú; các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra tại phường Long Trường (Q.9, TP. HCM), khi triều cường dâng cao gây chập điện khiến anh Lê Tuấn Khanh (22 tuổi) chết thảm. Người dân tại đây cho biết, trong lúc anh Khanh cùng người nhà tát nước tràn vào nhà thì bị điện giật từ một thiết bị trong nhà (bị hở điện), dù được người thân đưa đi cấp cứu nhưng anh Khanh đã tử vong tại bệnh viện ngay sau đó.

 

Khi đỉnh triều cường đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 61 năm qua vào ngày 20-10 cũng đã khiến tình hình giao thông các khu vực Kinh Dương Vương – Hồ Học Lãm (Q. Bình Tân); Kha Vạn Cân hướng về chợ Thủ Đức bị kẹt xe nghiêm trọng. Các phương tiện xe máy bị hư hỏng xếp hàng dài hai bên đường. Trước tình hình úng ngập nghiêm trọng, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ đã liên tục phát đi các bản tin về diễn biến của triều cường. Trong đó, theo thông báo đến tối ngày 20-10, đỉnh triều cao nhất tại Trạm Phú An đã lên mức 1,68m (vượt 0,1m so với dự báo tình hình triều cường vào giữa   dung cu ao thuat bai   tháng 10 trước đó). Ông Nguyễn Minh Giám - Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Nam bộ cảnh báo đợt triều cường vẫn sẽ diễn biến phức tạp, do chưa xác định được nguyên nhân dâng cao bất thường của triều cường. Đến 18h30 ngày 21-10, đỉnh triều vẫn duy trì ở mức 1,65m.

 

 

Nhiều hố tử thần hình thành trên đường Hồ Học Lãm,

Q. Bình Tân do ảnh hưởng của đợt triều cường dâng cao tối 20-10

Ảnh:HỒNG PHÚC

 

Cùng ngày, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cũng đưa ra dự báo diễn biến triều cường gây ngập nặng tại 16 tuyến đường nội thành, trong đó không loại trừ khả năng vỡ bờ bao tại một số quận, huyện vùng ven khi triều cường đạt đỉnh. Tính đến chiều 21-10, các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, QL13 (Q.Bình Thạnh), khu vực bến Bình Đông (Q.8), Bến Phú Định (Q.6, Q.Bình Tân), Hồ Học Lãm, An Dương Vương, Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt (Q.Bình Tân), bến Mễ Cốc, Phạm Thế Hiển, An Dương Vương (Q.8),   dung cu ao thuat bai   Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Lương Định Của (Q.2) được dự báo sẽ ngập sâu từ 30 – 40cm.

 

Theo ghi nhận của Đại Đoàn Kết, tại tuyến đường Hồ Học Lãm (kéo dài từ ngã tư với Đại lộ Võ Văn Kiệt vào bến phà Phú Định) bị ngập nặng do ảnh hưởng của triều cường. Tính đến trưa ngày 21-10, đã xảy ra liên tiếp 11 vụ tai nạn trên cung đường này do triều cường kết hợp với sạt lở nền đường. Từ phản ánh của người dân, chiều cùng ngày các cơ quan chức năng và đại diện BQL Khu dân cư Ehome3 đã "chữa cháy” bằng cách đổ đá vào các hố tử thần dọc theo tuyến đường, đặc biệt là khu vực chợ Hồ Học Lãm. Theo ông Nguyễn Thế Lợi, Trưởng BQL khu dân cư Ehome3, tình trạng ngập úng đã tác động khá lớn tới cuộc sống của nhiều cư dân trong khu vực. "Tuyến đường Hồ Học Lãm thuộc sự quản lý của Sở GT-VT thành phố và là tuyến đường nằm trong kế hoạch cải tạo và mở rộng của thành phố. Trước tình hình ngập úng nghiêm trọng thời gian qua, về phía khu dân cư đã có nhiều đơn thư gửi tới Sở GT-VT thành phố đề nghị khảo sát đánh giá thực trạng của hệ thống thoát nước, nhằm lên phương án triển khai nâng cao nền đường”,   dung cu ao thuat bai   ông Lợi cho biết.

 

Tại khu vực đường Hòa Bình (Q.11, khu vực quanh công viên Đầm Sen), triều cường dâng cao ngập quá dải phân cách cũng đã gây ra các vụ tai nạn do va quệt xe. Hầu hết các phương tiện đi lại vào cung giờ 18h30 – 20h đều chết máy phải dẫn bộ từ Hòa Bình qua các khu vực đường Lạc Long Quân và Bà Hom (Q.6, Q.11). Riêng khu vực Bà Hom từ nhiều ngày nay, người dân phải bì bõm đi lại trên dòng nước bẩn từ hệ thống cống thoát nước. Nhiều nhà dân phải sử dụng bao tải cát để be bờ ngay trước cửa nhà để chống chọi với ngập úng. Tại Q.6, Q.11, người dân gần như bị cô lập trong những ngày cuối tuần do diễn biến triều cường dâng cao kéo dài; mọi sinh hoạt, kinh doanh, buôn bán bị ế ẩm do ảnh hưởng bởi ngập úng.

 

Tại nhiều khu vực quận, huyện ngoại thành, ảnh hưởng của triều cường đã gây vỡ bờ bao, nhiều hoa màu và cây ăn trái của người dân bị thiệt hại nặng. Bà Phạm Thị Hoa (57 tuổi, P.28, Q. Bình Thạnh) cho biết, từ tối 20-10 đến rạng sáng 21-10 hầu như tất cả các tuyến đường lớn nhỏ, đến đường hẻm khu vực dân cư tại bán   dung cu ao thuat bai   đảo Thanh Đa đều bị cô lập bởi nhiều đoạn bờ bao bị vỡ do áp lực của triều cường. Các hoạt động giao thông từ Bến xe miền Đông về Bình Quới (P.28) bị đình trệ trong nhiều giờ đồng hồ. Tổng cộng có khoảng 50 hộ dân tại khu vực P.28 bị ngập cục bộ do vỡ bờ bao tại bán đảo Thanh Đa.

 

 

Ảnh: LÊ QUANG

 

Triển khai các biện pháp ứng phó với triều cường

 

Tại các phường Phú Thọ, Chánh Nghĩa (TP. Thủ Dầu Một), thị xã Thuận An, thị trấn Mỹ Phước (huyện Bến Cát), triều cường đã gây ngập toàn bộ các tuyến đường nội bộ thuộc khu vực dân cư, thậm chí nhiều gia đình phải di tản để chờ triều cường rút. Ngập nặng nhất là khu vực thuộc khu phố 9, P. Phú Thọ, nhiều vườn tược trồng mai và các cây ăn trái của nông dân bị thiệt hại nặng, có nguy cơ mất trắng. Riêng tại ấp Bình Hòa (xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An) từ chiều 20-10 đến 21-10 do nước lũ từ sông Thị Tính và sông Sài Gòn dâng cao đã gây thiệt hại nặng về tài sản, đảo lộn cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Ông Lê Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Bình Nhâm cho biết, có khoảng 600 căn nhà của người dân bị ngập, chỉ tính riêng tại 3 ấp Bình Hòa, Bình Phước và Bình Đức mức thiệt hại do ngập úng hiện chưa thống kê được. Chính quyền địa phương đã huy động các ống bơm nước, đồng thời khai thông dòng chảy của triều cường thoát ra hệ thống kênh rạch; bố trí nơi tránh lũ tạm thời để đảm bảo an toàn cho người dân.

 

Theo ông Nguyễn Minh Giám - Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, trong vài ngày tới diễn biến của triều cường sẽ giảm nhưng xuống chậm và gây úng ngập trên nhiều tuyến đường. Trước diễn biến phức tạp trên, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP. HCM và các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương đã có công văn khẩn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan thuộc các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với đợt triều cường.

 

 

Nhiều   dung cu ao thuat bai   tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh bị ngập sâu bởi triều cường

 

Cho đến nay, UBND các quận, huyện vùng trũng của TP. HCM, đặc biệt là các quận 12 , Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp; các huyện Củ Chi và Hóc Môn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án tổ chức rà soát tại các vị trí xung yếu vào thời điểm khi mực nước triều dâng   dung cu ao thuat bai   cao cho đến khi hết đợt triều cường. Đồng thời, thông báo trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân địa phương biết; chuẩn bị kinh phí, lực lượng, vật tư tại những vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ bờ bao để xử lý ngay khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.

 

Lê Anh

 

* 3 ngày qua, mực nước lũ trên sông Mekong đạt đỉnh điểm cộng với mưa và triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến phố ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL bị ngập nặng.

 

Trong 3 ngày từ 19, 20, 21-10, nhiều tuyến đường chính của trung tâm TP. Cần Thơ bị ngập sâu trong nước từ 20-40 cm. Tại tuyến đường 3-2, đoạn đầu Quốc Lộ 91B bị ngập nặng, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn và gây ách tắc giao thông cục bộ. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN)TP. Cần Thơ, triều cường đang lên cao vượt mức báo động III (1,9m).

 

Tại An Giang, nhiều tuyến đường của TP. Long Xuyên cũng bị ngập sâu, nhiều tuyến đường chính ở trung tâm thành phố, ở khu hành chính của tỉnh thuộc phường Mỹ Bình, Mỹ Long cũng như ở một số khu đô thị mới dù vừa được xây dựng với cao trình vượt đỉnh lũ năm 2000 nhưng vẫn bị ngập. Ông Võ Thạnh, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn An Giang, dự báo nhiều tuyến đường chính khu vực nội ô còn tiếp tục ngập kéo dài trong vài ngày tới.

 

Khánh - Trung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ Chơi trẻ em | Do choi tre em © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top